Rửa mặt bằng nước muối là một trong những thói quen làm đẹp mà khá nhiều bạn gái yêu thích sử dụng. Vậy, nếu rửa mặt bằng nước muối có bị bắt nắng không? Hãy cùng Spa Thanh Mai tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tin liên quan:
A
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý là một dạng hợp chất ion tự nhiên (NaCl) tinh thể khoáng vật. Nước biển được xem là một dạng nước muối tự nhiên chứa nhiều khoáng sản nhất.
Nước muối có tên hóa học là Natri Clorid, được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
Với khả năng diệt khuẩn cao, mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải là thuốc chữa bệnh.
Nước muối sinh lý có thể được sử dụng một cách an toàn dành cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
B
Tác dụng của nước muối trong cuộc sống
1
Sử dụng cho mắt
Nước muối sinh lý có thể được dùng hàng ngày, sáng và tối để nhỏ mắt, làm trôi các bụi bẩn, mầm bệnh, ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ…
Trong trường hợp này, tác dụng là làm cho mắt đỡ bị khô và rát do dùng máy tính, xem tivi nhiều.
Khi dùng nước muối để nhỏ mắt, bạn nên dùng nước muối dành riêng cho mắt, có vẽ biểu tượng con mắt trên nhãn chai chứ không nên dùng nước muối sinh lý súc miệng để rửa.
2
Khi nhỏ vào tai
Để làm sạch ráy tai do ô nhiễm không khí, tiếng ồn, chỉ cần 1- 2 giọt nước muối sinh lý để giúp làm mềm ráy tai trước khi ngoáy tai sẽ dễ làm sạch tai hơn rất nhiều.
Nếu tai không quá bẩn và ngứa, bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý, chờ 1-2 phút rồi dốc ngược để chúng chảy ra ngoài cũng có tác dụng làm sạch tai vô cùng hữu hiệu, có thể giúp tai đỡ bị ù giảm thính lực.
3
Dùng cho mũi và họng
Trước khi quyết định dùng các loại thuốc, bạn có thể làm sạch mũi và họng theo một cách vô cùng đơn giản là súc rửa bằng nước muối sinh lý.
Tác dụng giúp làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào.
Nếu bạn sử dụng nước muối sinh lý súc miệng đúng cách hàng ngày sẽ có tác dụng vệ sinh răng miệng, vòm họng, sát khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm họng.
Để bảo vệ mũi khỏi bị viêm, nước muối sinh lý cũng có tác dụng rất tốt. Tuy vậy, bạn nên chỉ dùng khi mũi có dấu hiệu tắc nghẹt, sụt sịt, nước mũi chảy nhiều, mũi có mủ xanh chứ không nên lạm dụng dùng hàng ngày khi bạn không bị làm sao.
Nên sử dụng đúng cách để làm sạch mũi sẽ giúp nước mũi, mủ không bị chảy vào họng, phế quản gây viêm nhiễm.
4
Khi viêm răng miệng, viêm họng, đờm nhiều, miệng hôi, súc miệng
Nước muối có thể giúp bạn tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều.
Bên cạnh tác dụng bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta, tác dụng của nước muối sinh lý còn là một trong những giải pháp để trị mụn, trị thâm và tẩy tế bào chết nữa cơ.
5
Làm sạch vết thương
Đây là tác dụng được nhiều người biết đến, nước muối sinh lý có nồng độ muối thấp, ít gây xót như một số dung dịch sát khuẩn khác, nên nếu chẳng may bị chảy máu, bạn dùng dội lên vết thương hở để rửa sạch bụi bẩn, vết máu… sau đó thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.
Bạn nên nhớ rằng bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) là để làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn.
Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo, hoặc có khi không cho dùng kèm theo nếu không cần thiết.
6
Giải độc cấp tốc cho cơ thể
Nước muối sinh lý có độ mặn ít nên hoàn toàn có thể uống được. Ngoài ra còn có tác dụng giải độc cấp tốc cho cơ thể trong trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, do đổ mồ hôi nhiều, ngộ độc thực phẩm nhẹ… bằng cách uống hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
Tuy nhiên, nước muối sinh lý dùng để tiêm truyền phải chọn cẩn thận đúng loại dùng cho tiêm truyền chứ không phải là bất cứ loại nào cũng vô hại và có thể dùng được.
C
Tác dụng của rửa mặt với nước muối
- Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao. Vì thế, dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp làm sạch da và tiêu diệt các loại vi khuẩn, làm dịu da khô ráp. Đồng thời, nước muối cũng giảm viêm sưng, nốt mụn khô và bong nhanh hơn. Vì thế, rửa mặt thường xuyên bằng nước muối mang lại hiệu quả rõ rệt cho người sử dụng.
- Nước muối giúp cân bằng độ ẩm trên da, se khít lỗ chân lông, giảm kích ứng nhanh chóng. Muối có khả năng kiểm soát chất nhờn, lượng dầu dư thừa trên da. Ngăn ngừa sự hình thành mụn, giúp da sáng mịn, tươi trẻ.
- Rửa mặt với nước muối có tác dụng giảm viêm nang lông. Đồng thời, còn giúp làm sạch và thông thoáng nang lông, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Nếu da bị kích ứng do lạm dụng mỹ phẩm, dùng muối rửa mặt là một giải pháp tốt nhất.
D
Rửa mặt bằng nước muối có bị bắt nắng không
Chị em có thể hoàn toàn an tâm sử dụng nước muối để rửa mặt mà không sợ bị ố da hoặc bị bắt nắng, vì nước muối khi pha loãng theo tỷ lệ sẽ làm giảm lượng muối trên da.
Tuy nhiên, cũng nên hạn chế tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, nên che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài.
E
Rửa mặt bằng nước muối có tốt không?
Đây là phương pháp làm đẹp rất đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm được nhiều người sử dụng. Theo các chuyên gia, trong muối biển chứa 21 khoáng chất như: kẽm, canxi, natri, vitamin A, vitamin C, vitamin E,… giúp nuôi dưỡng da. Thành phần dưỡng chất Vitamin A, Vitamin E và Natri được xem là có khả năng phục hồi nhanh tái tạo làn da tuyệt vời.
Tuy nhiên, tùy theo từng loại da khác nhau mà có cách sử dụng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh trường hợp lạm dụng nước muối thường xuyên rất dễ dẫn đến tình trạng da kích ứng da, nhất là đối với làn da mỏng và nhạy cảm.
Theo nghiên cứu, rửa mặt bằng nước muối hột/iot pha loãng hay nước muối sinh lý đều có tác dụng như nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lí (có bán tại các tiệm thuốc tây) sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Nước muối sinh lí đảm bảo cung cấp rất nhiều khoáng tố có lợi cho da như kẽm, canxi và i-ốt theo đúng chuẩn hàm lượng cho phép và đảm bảo vệ sinh, tránh làm tổn thương da.
F
Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý tốt cho da
Sau khi đã hiểu rõ về những lợi ích khi dùng nước muối, bạn sẽ bắt đầu muốn biết cách rửa mặt bằng nước muối hiệu quả cho làn da đúng không nào?
Hãy áp dụng cách pha chế tại nhà theo tỷ lệ 1 lít nước và 9g muối hoặc tốt nhất là đến tiệm thuốc tây mua dung dịch nước muối sinh lý chuyên dụng.
Sau đó, sử dụng một miếng vải sạch (bông tâm) nhúng vào dung dịch này rồi thoa đều khắp mặt. Hãy để chúng này lưu lại trên làn da trong khoảng 2 phút trước khi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Quy trình này có thể được lặp lại mỗi ngày nếu nó phù hợp với bạn. Bên cạnh đó, nước muối có thể khiến da dễ bắt nắng hơn. Do vậy, hãy trang bị cho một tuýp kem chống nắng nhé.
G
Cách rửa mặt bằng nước muối hiệu quả nhanh ai làm cũng được
Thực hiện quy trình rửa mặt bằng nước muối sau đây để chăm sóc làn da mặt:
- Rửa mặt sạch với nước.
- Dùng khăn bông mềm lau khô.
- Cho nước muối sinh lý vào bông tẩy trang hoặc bông gòn, rồi xoa nhẹ nhàng và đều lên da mặt, chú ý thoa kỹ những vùng da có nhiều mụn.
- Lặp lại hành động trên thêm một lần nữa với miếng bông tẩy trang sạch khác.
- Sau đó rửa sạch lại với nước mát một lần nữa.
#
Lưu ý quan trọng của việc rửa mặt bằng nước muối
- Về bản chất nước muối pha loãng hay nước muối sinh lý khi rửa mặt sẽ làm cho da khô đi, do vậy bạn không nên dùng nước muối rửa mặt nhiều chỉ tối đa 2 lần/ngày là được.
- Nếu bạn sử dụng nước muối rửa mặt mà có cảm giác da khô bóc vảy thì có thể dùng thêm loại kem giữ độ ẩm cho da sẽ rất tốt.
- Trước và sau khi nặn mụn hãy nên rửa qua nước muối loãng nó sẽ sát trùng và không nổi mụn thêm nữa
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách rửa mặt bằng nước muối, nhằm giải đáp thông tin thắc mắc của chị em về câu hỏi có nên rửa mặt bằng nước muối, sử dụng thường xuyên có bị bắt nắng không?
Chúc chị em luôn xin đẹp và hạnh phúc!